• Hotline: 091 141 8184        

Một số loại bàn chân giả hiện đang sử dụng tại Viet Ortho

Bàn chân SACH(Solid Ankle Cushion Heel)

Tên của bàn được đặt đúng với đặc điểm của nó “Cứng cổ chân và mềm gót chân”. Được thiết kế đơn giản với một lõi bằng gỗ, composite hay bằng nhựa cứng, được đúc bên ngoài là vật liệu xốp, đàn hồi (PU, cao su) theo hình dáng thẩm mỹ của bàn chân.Về chức năng của bàn chân SACH thì rất hạn chế so với các bàn chân khác, nhưng bù lại với thiết kế đơn giản và giá thành thấp nên bàn chân sách được sử dụng rộng dãi ở các nước đang phát triển
Bàn chân một trục
Bàn chân có khớp một trục được thiết kế với hai phần riêng biệt
Khớp cổ chân thường được đúc bằng các vật liệu có độ bền cao như hợp kim nhôm, titan hay cũng có thể bằng thép, inox.
Phần bàn chân có lõi gỗ hoặc composite được đúc từ những vật liệu xốp mềm (PU) giúp bàn chân có tính thẩm mỹ hơn. Bàn chân một trục có khả năng chuyển động theo hướng gấp gan và gấp mu bàn chân một cách thụ động nó giúp người sử dụng chân giả có được sự tiếp đất êm ái và bước đi nhịp nhàng.Nhựơc điểm của bàn một trục là trong lượng nặng và cần bảo dưỡng thường xuyên.
Bàn chân đa trục

Thường được chế tạo với hai trục chuyển động là gấp gan gấp mu và nghiêng trong nghiêng ngoài, hai chuyển động này cho phép người đi chân giả di chuyển thoải mái trên địa hình không bằng phẳng, giúp người đi chân giả giữ thăng bằng tốt hơn, ngoài ưu điểm trên bàn chân có khớp đa trục thường có trọng lượng nặng hơn.Bàn chân có khớp đa trục truyền thống đã được sử dụng một thời gian dài nhưng với sự phát triển của kỹ thuật và đầu tư nghiên cứu chúng đã dần được thay thế bằng các loại bàn chân có tính ưu việt hơn như bàn chân carbon có độ linh hoạt và trọng lượng nhẹ hơn
Bàn chân Carbon
Bàn chân carbon không thực sụ có các trục khớp như bàn chân đa trục nhưng carbon với đặc tính khả năng đàn hồi tốt nên nó cho phép thực hiện các chuyển động chức năng tương tự như chân thật (gấp gan-gấp mu, nghiêng trong-nghiêng ngoài) khi có ngoại lực tác động, ngoài ra chân giả carbon còn tích trữ năng lượng giúp người đi chân giả đi chân nhẹ nhàng và giảm tổn hao năng lượng.

 

 

VariFlex

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bàn chân dùng để chạy.

thiết kế bàn chân thể thao luôn được chú trọng tới thiết kế có hình dáng động lực học tốt,(hình chữ C hoặc chữ L) kết hợp với các vật liệu có tính đàn hồi cao có khả năng tích trữ năng lượng giúp người chạy đẩy người về phía trước một cách mạnh mẽ, giúp người vận đông viên chạy nhanh và tốn ít năng lượng hơn, hiện nay Carbon là vật liệu có tính ưu việt hơn cả trong chế tạo bàn chân thể thao cũng như những lõi bàn chân thông thường.
Bàn chân điện sinh hoc

Bàn chân siêu thông minh này cung cấp một mức độ chức năng thay thế gần như đầy đủ cho phần bàn chân bị mất. Có khả năng tư duy độc lập, biến đổi cách đi lên, xuống cầu thang và dốc, cũng như đi trên mặt đất bằng phẳng hoặc không bằng phẳng.
Bàn chân tự gập hoặc duỗi cổ chân khi ngồi
Tự động điều chỉnh độ cao của gót khi thay đổi giày

Các kiểu khớp gối giả

Khớp gối giả luôn được chỉ định theo từng mức độ vận động của bệnh nhân, trọng lượng của bệnh nhân, sức khỏe của bệnh nhân và khả năng kiểm suát, chiều dài của mỏm cụt, khả năng tài chính và các sở thích khác
Trong kết cấu chân giả trên gối hoặc tháo khớp hông hệ thống khớp gối luôn là một trong những phần quan trong nhất, khớp gối thông thường luôn có các chức năng cơ bản gấp duỗi trong khi đi và ngồi đặc biệt là đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, các khớp gối đều có tích hợp các hệ thống kiểm suát gấp duồi gối trong khi đi, các hệ thống này có các thiết kế đơn giản hoặc phức tạp, cơ học hoặc điện tử, ngày nay với sụ tiến bộ của công nghệ vật liệu và điện tử khớp gối được thiết kế có chức năng gần giống như khớp giải phẫu. Hầu hết các các công ty lớn sản xuất bán thành phẩm lớn trên thế giới đều quan tâm chú trong đến nghiên cứu cải tiến khớp gối, giúp những người cụt chi phục hồi lại các khả năng vận động hoặc tham gia các môn thể thao…
Khớp gối có khóa bằng tay
Khớp gối có khóa bằng tay là khớp gối ổn định nhất trong các khớp gối giả, khớp gối được khóa cứng trong khi đi hoặc được khóa cứng trong những trường hợp bệnh nhân phải đi trên những địa hình không an toàn, đi ra ngoài khi trời tối, đi làm đồng hoặc mang vác những vật nặng. Khớp gối này có kết cấu đơn giản với kết cấu khớp một trục là chủ yếu, chức năng kiểm soát gấp duôi trong khi đi không được chú trọng,Qua các chức năng điển hình và thiết kế của khớp gối có khóa tay thường được chỉ định cho các trường hợp;
• Bệnh nhân sống ở những nơi có địa hình không bằng phẳng
• Bênh nhân có các công việc như làm ruộng, đánh cá, mang vác vật nặng
• Bệnh nhân có mỏm cụt ngắn có khả năng kiểm soat chân giả kém
• Bênh nhân nhiều tuổi đòi hỏi cao sự an toàn của khớp gối

Ngoài các ưu điểm về an toàn, trọng lượng nhẹ, chi phí thấp, khớp gối có khóa bằng tay luôn cho dáng đi cứng không nhịp nhàng, khó khăn khi lăng chân, kém linh hoạt

Khớp gối một trục khóa trọng lực
Khớp gối một trục có kết cấu đơn giản chuyển động gấp duỗi của khớp quay quanh một trục, tâm quay của khớp gối một trục luôn nằm ở một vị trí nhất định, trợ giúp chuyển động gấp duỗi có sự kiểm soát ma sát trên trục và có thể được hỗ trợ bởi hệ thống lò so, một số khớp gối được tích hợp hệ thống phanh trọng lực tăng tính an toàn cho người đi chân giảVới một hệ thống khớp gối một trục có chuyển động gấp duỗi tự do người đi chân phải dùng trương lực cơ của nhóm cơ gâp, duỗi hông để kiểm soát chân giả, với hệ thống trợ giúp duỗi gối người đi chân giả sẽ được giải phóng phần nào lực cơ để kiểm soát chân và điều này cũng làm tăng sự an toàn và thoải mái khi đi chân


Khớp gối một trục linh hoạt
Mặc dù chuyển động gấp duỗi của một trục luôn nằm ở một vị trí nhất định và khó kiểm soát nhưng với sự trợ giúp chuyển động bởi hệ thống lò so, hệ thống khí lực hoặc thủy lưc khớp gối môt trục lại trở lên linh hoạt và có đô an toàn cao, Các thiết kế này được chỉ định cho hầu hết các mức độ vận động từ vận động nhẹ đến mạnh


Khớp gối đa trục.
Chuyển động gấp duỗi quay xung quanh các trục và thanh giằng, tâm quay của khớp gối dịch chuyển ra trược hoặc ra sau trong khi di chuyển điều này giúp khớp gối đa trục chuyển từ trạng thái ổn định sang linh hoạt nhanh hơn khớp đơn trục, khả năng điều chỉnh khớp gối theo mức độ vận động cũng dễ dàng hơn Trợ giúp chuyển động gấp duỗi thường được hỗ trợ bởi các hệ thống lò so, khí lực, hoặc thủy lựcPhần lớn các khớp gối đa trục hiện đại đều được trang bị hệ thống trợ giúp gấp, duỗi bằng hệ thống khí hoặc thủy lực rất hữu dụng


Khớp gối điện sinh hoc.
Về mặt thiết kế cơ học, khớp gối điện tử có thiết kế tương tự các khớp một trục nhưng thường đồ sộ hơn để có đủ chỗ chứa hệ thống thủy lực đa chiều, mô tơ, khay đựng pin và hệ thống điểu khiển điện tử, khớp gối điện tử có khả năng tự động gấp và duỗi gối độc lập, hệ thống này có thể đồng bộ hóa với vận động của chân lành.

Những điều cần chú ý khi sử dụng chân giả dưới gối có thiết kế treo bám bằng dây đeo!

Chân giả dưới gối PTB với kỹ thuật treo bám bằng dây đeo ôm trên gối được phát triển từ những năm 1950, thiết kế này được sử dung rộng dãi trong một thời gian dài, tại nước ta phần lớn những trường cắt cụt ngang xương chày hiện vẫn đang sử dụng thiết kế này, chỉ cần một sợi dây dù hay một đoạn dây da cũng có thể giữ cho được chân giả một cách chắc chắn, dựa trên mức độ thuận tiện thì đây là kiểu treo bám thông dụng nhất , nhưng nếu trong quá trình sử dụng chân giả chúng ta không chú ý đến việc sử dụng dây đeo một cách đúng đắn sẽ dẫn đến những tổn thương trầm trọng cho mỏm cụt ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng vận động của người đi chân giả, bài viết này không nhằm đánh giá một cách sai lệch về Kỹ thuật treo bám bằng dây đeo mà mong muốn những người đang sử dụng chân giả với kỹ thuật treo bám này chú ý hơn trong sử dụng chân giả và chăm sóc mỏm cụt một cách đúng đắn, sau đây là một số vấn đề có thể mắc phải trong quá trình sử dụng chân giả theo kiểu treo bám này.

Tình trạng teo thắt sau thời gian dài sử dụng dây đeo

Tình trạng sừng hóa

Như đã nêu ở trên kỹ thuật này sử dụng một dây da quấn quanh lồi cầu xương đùi, phần cơ trên lồi cầu xương đùi được thắt chặt để giữ cho chân giả được chắc chắn, sau một thời gian các dây đeo tiêu chuẩn bị đứt, hỏng nhiều bệnh nhân đã tự thay thế bằng các loại dây khác nhau có tiết diện nhỏ, điều này dẫn đến lượng máu cung cấp cho phần dưới bị hạn chế, Qua thăm khám hầu hết các trường hợp sử dụng treo bám bằng dây đeo trong thời gian dài đều bị teo cơ phần dưới gối và xung quanh lồi cầu xương đùi, ở một số trường hợp còn đẫn đến sừng hóa đầu mỏm cụt,
Để hạn chế tình trạng teo cơ cũng như các vấn đề khác người sử dụng chân giả có thể khắc phục bằng các phương pháp sau:

  1. Sử dụng dây đeo tiêu chuẩn( có bản rộng tối thiểu 2 cm)
  2. Tránh thắt chặt dây đeo quá mức
  3. Yêu cầu thiết kế chân giả có lót mềm với tiếp xúc toàn phần
  4. Sử dụng tất đi chân bằng cotton mềm, thay tất hằng ngày
  5. Xoa bóp mỏm cụt hằng ngày bằng nước ấm cuối ngày sau khi sử dụng chân giả
  6. Vệ sinh mỏm cụt hằng ngày bằng nước ấm,
  7. Vệ sinh ổ mỏm cụt thường xuyên bằng khăn ẩm
  8. Ngưng sử dụng chân giả, liên lạc với bác sỹ và các chuyên giả về chân giả nếu phát hiện các vấn đê không bình thường ở mỏm cụt

Mặc dù công ty Vietortho không cung cấp chân giả có thiết kế  treo gắn bằng dây đeo nhưng chúng tôi sẵn sàng thăm khám và tư vấn miến phí cho các trường hợp đang sử dụng thiết kế này

Lợi ích của Silicon trong thiết kế chân giả

Tôi nghe nói chân Silicon có rất nhiều ưu điểm, Công ty có thể làm rõ hơn về các ưu điểm khi sử dụng lót Silicon ?

Lớp lót Silicon đã được sử dụng từ những năm 1980.

Lót Silicon có dạng hình ống, mang vào mỏm cụt theo cách lộn ra và lăn từ dưới lên sau đó đi vào chân giả, lót Silicon được cố định bởi các thệ thống khóa chốt, hay van hơi 1 chiều được đặt ở đầu dưới của ổ mỏm cụt. Sau một thời gian dài ứng dụng silicon trong thiết kế chân giả và đi cùng với nó là rất nhiều các nghiên cứu đánh giá về sử dụng silicon trong thiết kế chân giả đã chỉ ra như sau:

 

Treo bám
Silicon giúp treo bám tốt hơn các phương pháp treo bám truyền thống, như ôm lồi cầu xương đùi, treo bám bằng dây đeo với chân dưới gối. Treo bám silicon cũng giúp giảm thiểu hiện tượng chuyển động lên xuống của mỏm cụt trong khi đi,
Loại bỏ các phiền toái như đau, khó chịu so với các treo bám truyền thống như dây đeo gối hay dây đeo hông,
Cảm giác chắc chắn hơn khi so sánh với các treo bám khác.
Chức năng đi lại
Đi lại vận động được cải thiên rõ rệt so với các thiết kế khác trong các mội trường như, đi được quãng đường dài hơn, êm hơn khi đi lại trên các bề mặt không bằng phẳng, gấp duỗi gối tốt hơn khi đi lên hoặc xuống cầu thang. Dáng đi linh hoạt và tự nhiên hơn.
Thoải mái
Vấn đề thoải mái cũng được các nghiên cứu chỉ ra, hầu hết các bệnh nhân đều thấy rất thoải mái với silicon, với một số bệnh nhân đã được trải nghiệm với các loại lót khác như lót tất, lót da, hoặc lót bằng xốp mềm, thì đều phản hồi là Silicon hoặc Gel thoải mái hơn
Thích ứng da:
Các nghiên cứu đều chỉ ra bao silicon giữ cho bề mặt da không bị chày xước, giảm ma xát cho da, giữ ẩm, giảm thiểu sự hình thành sừng hóa ở các điểm tiếp xúc mạnh như chồi xương, và đặc biệt tốt cho các trường hợp vá da, xẹo bỏng
Tuần hoàn máu,
Silicon được chỉ định trong hầu hết các các trường hợp thiết kế chân giả, bao gồm các nguyên nhân cắt cụt do chấn thương, viêm nhiễm, tiều đường, và các bệnh về mạch máu, trên thực tế khi sử dụng bao silicon tuần hoàn máu trên mỏm cụt đều bình thường ngay cả với những trường hợp tiểu đường hoặc viêm tắc tĩnh mạch,
Thẩm mỹ
Hầu hết các bệnh nhân đều có chung một ý kiến là thẩm mỹ hơn rất nhiều khi sử dụng các thiết kế khác như dây đeo, ôm trên lồi câu với chân dưới gối. Dây đeo hông, bao hông với chân trên gối
Mang vào tháo ra
Các báo cáo đều chỉ ra rằng các phiền phức khi mang vào tháo ra được cải thiện nhiều so với các thiết kế khác.

Cách chăm sóc mỏm cụt hằng ngày?

Chăm sóc Mỏm cụt
Rửa mỏm cụt  hàng ngày với xà phòng và nước, rửa sạch và lau khô cẩn thận. Không ngâm chân quá lâu trong nước để tránh bề mặt da úng nước. Sauk khi tắm phải lau mỏm cụt thật khô sau đó mới đi chân giả.
Nếu đổ mồ hôi quá nhiều trong ngày, nên tháo chân,  rửa mỏm cụt sạch và lau khô sau đó mang chân lại, nếu chân thường xuyên ra mồ hôi nhiều nên gặp bác sỹ để khám và tư vấn nên sử dụng loại thuốc chống ra mồ hôi, tuy nhiên việc sử dụng thuốc phải tuân thủ theo chỉ định và kiểm tra định kỳ,

Không nên cạo lông chân hoặc sử dụng các loại kem dưỡng ẩm cho mỏm cụt.

Trước khi đi chân giả nên kiểm tra phần ổ mỏm cụt, bao mỏm cụt, tất để tránh dính các vật cứng, sắc nhọn gây đau, trong các trường hợp phát hiện mỏm cụt bị sưng tấy, dị ứng, phồng rộp bạn nên ngưng sử dụng chân và nhờ bác sỹ, Kỹ thuật viên chân giả khám kiểm tra phát hiện nguyên nhân và điều trị, trong thời gian điều trị các vấn đề nảy sinh, để tránh mỏm cụt bị phù nề hoặc giữ nước to ra bạn nên sử dụng băng thun hoặc tất chun giãn,

Bất kỳ thay đổi nào về trong trọng lượng cơ thể,  sẽ làm thay đổi sự phù hợp của chân giả. Nếu vì một lý do nào đó bạn bị giảm hoặc tăng cân, bạn nên mang chân giả đến để kiểm tra và điều chỉnh

Chăm sóc Mỏm cụt
Rửa mỏm cụt  hàng ngày với xà phòng và nước, rửa sạch và lau khô cẩn thận. Không ngâm chân quá lâu trong nước để tránh bề mặt da úng nước. Sauk khi tắm phải lau mỏm cụt thật khô sau đó mới đi chân giả.
Nếu đổ mồ hôi quá nhiều trong ngày, nên tháo chân,  rửa mỏm cụt sạch và lau khô sau đó mang chân lại, nếu chân thường xuyên ra mồ hôi nhiều nên gặp bác sỹ để khám và tư vấn nên sử dụng loại thuốc chống ra mồ hôi, tuy nhiên việc sử dụng thuốc phải tuân thủ theo chỉ định và kiểm tra định kỳ,

Không nên cạo lông chân hoặc sử dụng các loại kem dưỡng ẩm cho mỏm cụt.

Trước khi đi chân giả nên kiểm tra phần ổ mỏm cụt, bao mỏm cụt, tất để tránh dính các vật cứng, sắc nhọn gây đau, trong các trường hợp phát hiện mỏm cụt bị sưng tấy, dị ứng, phồng rộp bạn nên ngưng sử dụng chân và nhờ bác sỹ, Kỹ thuật viên chân giả khám kiểm tra phát hiện nguyên nhân và điều trị, trong thời gian điều trị các vấn đề nảy sinh, để tránh mỏm cụt bị phù nề hoặc giữ nước to ra bạn nên sử dụng băng thun hoặc tất chun giãn,

Bất kỳ thay đổi nào về trong trọng lượng cơ thể,  sẽ làm thay đổi sự phù hợp của chân giả. Nếu vì một lý do nào đó bạn bị giảm hoặc tăng cân, bạn nên mang chân giả đến để kiểm tra và điều chỉnh

Các bán thành phẩm và các vật tư dùng để lắp chân giả là những gì?

• Các bán thành phẩm chính cấu thành chân, tay giả bao gồm: Các loại khớp như : Khớp hông giả, khớp gối giả, khuỷu tay giả, khớp mắt cá, bàn chân, bàn tay giả. Các bộ phận hỗ trợ như : tuýp nối, miếng nối, bộ phận xoay khớp gối (để ngồi khoanh chân), xoay cổ bàn tay, cáp điều khiển nắm mở bàn tay, găng tay thẩm mỹ, vỏ mút thẩm mỹ …v…v… Read more…